BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN: BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ ĐÓN VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN THANH TRA EC LẦN 3 VỀ CHỐNG KHAI THÁC HẢI SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH (IUU)

Thứ ba - 11/10/2022 23:43 224 0
Thực hiện Quyết định số: 3801/QĐ-BNN-TCTS ngày 06 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v phê duyệt Kế hoạch tổng thể đón và làm việc với đoàn thanh tra EC lần 3 về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU)
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN: BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ ĐÓN VÀ LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN THANH TRA EC LẦN 3 VỀ CHỐNG KHAI THÁC HẢI SẢN BẤT HỢP PHÁP, KHÔNG BÁO CÁO VÀ KHÔNG THEO QUY ĐỊNH (IUU)
I. MỤC TIÊU LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN THANH TRA:  
- Tiếp tục khẳng định cam kết mạnh mẽ của Việt Nam, tạo được niềm tin và sự hiểu biết lẫn nhau đối với hiện trạng, những nỗ lực và quyết tâm của Việt Nam trong chống khai thác IUU cũng như trong chuyển đổi từ nghề cá nhân dân sang nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững qua thực thi Luật Thuỷ sản 2017 và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
 - Cung cấp các bằng chứng thực tiễn trong việc triển khai có kết quả cụ thể  các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về IUU để EC xem xét việc tiếp tục duy trì hoặc tháo gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” cho Việt Nam. 
II. THÀNH PHẦN: Dự kiến Đoàn gồm có 11 người, bao gồm:           
- Tổng vụ các vấn đề về Biển và Thuỷ sản (05 người):           
+ Trưởng đoàn: Phó Tổng Vụ trưởng các vấn đề về Biển và Thủy sản của EC (DG-MARE)/Vụ trưởng Vụ Quản trị Đại dương quốc tế và Nghề cá Bền vững 
+ Ông Roberto Cesari - Trưởng Bộ phận IUU; 
+ Bà Sara Perucho Martinez - Cán bộ chính sách IUU; 
+ Ông Matthieu Serna - Cán bộ chính sách IUU. 
- Phái đoàn EC tại Việt Nam (06 người):
+ Đại sứ Phái đoàn EU tại Việt Nam;
+ Trưởng Bộ phận  Kinh tế Thương mại;
+ Phó trưởng Bộ phận Kinh tế Thương mại;
+ Cán bộ, Phòng Thương mại (02 người).
- Phiên dịch. 
III. NỘI DUNG THANH TRA: Thanh tra kết quả triển khai các khuyến nghị của Ủy ban Châu Âu về IUU, trong đó tập trung vào công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; kiểm soát hoạt động theo dõi, kiểm tra, giám sát tàu cá, quản lý đội tàu; truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác, và thực thi pháp luật.
 IV. KẾ HOẠCH LÀM VIỆC VỚI ĐOÀN THANH TRA
1. Lãnh đạo Chính phủ, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống khai thác IUU tiếp Đoàn
a) Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: Dự kiến 16h30 chiều 28/10/2022 (thứ 6).
- Địa điểm: Văn phòng Chính phủ.
b) Thành phần:
  - Đoàn Thanh tra IUU của Uỷ ban Châu Âu (05 người); Phái đoàn EU tại Việt Nam gồm có 06 đại diện: Đại sứ
- Trưởng Phái đoàn; 04 cán bộ Phái đoàn EU tại Việt Nam; Phiên dịch.
- Phía Việt Nam: Phó Thủ tướng Lê Văn Thành – Trưởng Ban chỉ đạo quốc gia về IUU; Lãnh đạo Văn phòng Chính phủ và thành viên Ban chỉ đạo thuộc các Bộ: Ngoại Giao, Công Thương, Quốc phòng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; các đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Vụ Hợp tác quốc tế - chủ trì, Tổng cục Thuỷ sản). d) Nội dung:
- Trao đổi về quan hệ hợp tác, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, vai trò của Hiệp định tự do hoá thương mại đối với hợp tác thương mại hai chiều giữa hai Bên.
 - Nỗ lực chính trị và hành động quyết liệt của Chính phủ Việt Nam trong việc hướng tới quản lý nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững, chống khai thác bất hợp pháp và triển khai các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về khai thác IUU (Văn bản chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả công tác phòng chống khai thác IUU, hoạt động của Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống khai thác IUU). 
2. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm việc với Đoàn 
a) Thời gian và địa điểm:
- Thời gian: 13h30 chiều 28/10/2022 (thứ Sáu).
- Địa điểm: Phòng họp Hoa Sen (2A2), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.     
b) Thành phần:           

- Đoàn Thanh tra IUU của Uỷ ban Châu Âu (05 người); Phái đoàn EU tại Việt Nam gồm có 06 đại diện: Đại sứ
- Trưởng Phái đoàn; 04 cán bộ Phái đoàn EU tại Việt Nam; Phiên dịch (01 người).
- Phía Việt Nam:
 + Lãnh đạo Bộ;
+ Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Thư ký Lãnh đạo Bộ;
+ Các đơn vị thuộc Bộ: Vụ Hợp tác quốc tế - chủ trì; Văn phòng Bộ; Vụ Pháp chế; Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thuỷ sản; Cục Thú y; Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Văn phòng SPS); 
+ Tổng cục Thủy sản: Lãnh đạo Tổng cục Thủy sản; Vụ Khoa học, Công nghệ và Hợp tác quốc tế; Vụ Khai thác Thủy sản; Vụ Pháp chế Thanh Tra; Cục Kiểm ngư; Trung tâm Thông tin Thủy sản; Tổ công tác IUU. 
c)  Nội dung:
- Cập nhật các nỗ lực chính trị và hành động quyết liệt của Việt Nam trong việc hướng tới quản lý nghề cá có trách nhiệm và phát triển bền vững, chống khai thác bất hợp pháp và triển khai các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu về khai thác IUU;
- Cập nhật kết quả triển khai các khuyến nghị của Uỷ ban Châu Âu bao gồm:
+ Kết quả triển khai các quy định pháp luật về phát triển nghề cá bền vững, có trách nhiệm và chống khai thác IUU trên thực tiễn;
+ Các kết quả cụ thể trong công tác quản lý tàu cá, kiểm soát tàu cá (tại cảng, trên biển), kiểm soát sản lượng cập bến, truy xuất nguồn gốc, kiểm soát tàu vi phạm vùng biển nước ngoài.  
3. Làm việc kỹ thuật với các đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn  
3.1 Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản về kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu  
a) Nội dung:  
- Quy trình thủ tục, kết quả triển khai Điều 70, Nghị định 26/2019/NĐ-CP về Kiểm soát hoạt động nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thủy sản, sản phẩm thủy sản có nguồn gốc từ khai thác bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định. 
- Kiểm tra năng lực thẩm định hồ sơ, thanh kiểm tra trên tàu đối với nguyên liệu hải sản nhập khẩu vào Việt Nam từ tàu nước ngoài thuộc diện phải kiểm soát theo quy định của Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng đảm bảo tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu này. 
- Kiểm tra công tác quản lý theo chuỗi nguyên liệu hải sản khai thác tại Việt Nam và nguyên liệu hải sản có nguồn gốc từ nước ngoài được sử dụng xuất sang thị trường Châu Âu đảm bảo thực hiện kiểm soát theo hệ thống từ nguồn nguyên liệu đầu vào đến công tác quản lý tại các nhà máy chế biến và thực hiện các quy định kiểm soát tính hợp pháp của sản phẩm và truy xuất được nguồn gốc khi xuất sang thị trường Châu Âu.  
b) Thời gian và địa điểm: 
- Ngày 20/10/2022 (Chiều): làm việc với Cục Thú y và các đơn vị liên quan về kiểm soát sản lượng cập bến từ tàu nước ngoài và kiểm soát nguyên liệu nhập khẩu tại cảng chỉ định PSMA. 
- Ngày 21/10/2022 (Chiều): làm việc với Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thuỷ sản; kiểm tra doanh nghiệp chế biến có hàng xuất sang thị trường Châu Âu.
- Ngày 24/10/2022 (Chiều): kiểm tra doanh nghiệp chế biến có hàng xuất sang thị trường Châu Âu.          
c) Thành phần:
- Đoàn Thanh tra IUU của Uỷ ban Châu Âu, và Phái đoàn EU tại Việt Nam.
- Phía Việt Nam: Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Lãnh đạo Tổng cục, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Vụ Khai thác thủy sản, Vụ Pháp chế Thanh tra, Trung tâm Thông tin Thủy sản, Thư ký tổ IUU).
+ Tại cảng chỉ định PSMA: có thêm thành phần: Bộ đội biên phòng Tỉnh, Hải quan, Cảng vụ.  
3.2. Tổng cục Thuỷ sản   
a) Nội dung:
 * Triển khai Luật Thuỷ sản và các văn bản dưới Luật 
- Trao đổi một số điểm bạn quan tâm về các nội dung thay đổi chính liên quan đến khai thác IUU trong các dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 42/2019/NĐ-CP và dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 26/2019/NĐCP. 
- Làm rõ một số nội dung trong Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT về sửa đổi, bổ sung một số thông tư trong lĩnh vực thủy sản (Danh sách tàu cá IUU, danh danh tàu cá có nguy cơ cao vi phạm quy định IUU). 
- Kết quả triển khai các văn bản chỉ đạo địa phương sau các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ đạo tại địa phương. 
- Kết quả triển khai Luật Thủy sản và các văn bản dưới luật, đặc biệt là kết quả triển khai Nghị định 42/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản.   - Hiện trạng xây dựng cơ sở dữ liệu xử phạt, kết quả sử dụng dữ liệu xử phạt  phục vụ cho công tác thực thi pháp luật thủy sản (số liệu lịch sử vi phạm, tái phạm theo từng hành vi, hình thức xử lý).  
* Về theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động của tàu cá: 
- Kiểm soát tàu cá Việt Nam vi phạm vùng biển nước ngoài. Lập danh sách tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, khớp nối với các nguồn khác nhau, và kết quả xử phạt các tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. 
- Lập danh sách tàu cá nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU. 
- Triển khai lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá theo quy định của Điều 44 nghị định 26/2019/NĐ-CP; Hiện trạng lắp đặt thiết bị giám sát hành trình; Kiểm soát VMS tại Trung tâm giám sát tàu cá; Kiểm soát VMS tại các địa phương; Kết quả xử lý các hình ảnh vi phạm các quy định về VMS đặc biệt là vi phạm vượt ranh giới, mất tín hiệu 10 ngày… (Đoàn sẽ có 1 buổi làm việc với Trung tâm Thông tin thủy sản, kiểm tra hình ảnh lưu trên hệ thống và kiểm tra năng lực vận hành hệ thống của các cán bộ Trung tâm).
 - Hiện trạng sử dụng cơ sở dữ liệu quốc gia về quản lý đăng ký tàu cá, giấy phép khai thác thủy sản đồng bộ, chia sẻ từ trung ương đến địa phương.  
- Kết quả công tác kiểm tra, kiểm soát tàu cá ra vào cảng. 
- Kết quả kiểm soát sản lượng cập bến.  
* Quản lý năng lực khai thác: 
- Tiến độ xây dựng Quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 
- Các công việc triển khai nhằm quản lý năng lực khai thác đáp ứng được với hiện trạng nguồn lợi thuỷ sản. 
- Việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Trung ương đối với UBND các tỉnh ven biển trong việc triển khai hạn ngạch khai thác. 
- Cung cấp số liệu điều tra nguồn lợi thuỷ sản phù hợp với qui mô đội tàu Việt Nam qua các thời kì (Việc công bố trữ lượng nguồn lợi hải sản đã được điều tra ở một số vùng biển làm cơ sở quy hoạch, tổ chức lại đội tàu khai thác hải sản phù hợp với khả năng cho phép của nguồn lợi hải sản…).  
* Chứng nhận khai thác và truy xuất nguồn gốc:
- Kết quả tổ chức thực hiện việc chứng nhận, xác nhận nguồn gốc từ khai thác hải sản đảm bảo thống nhất với hồ sơ kiểm soát tàu ra vào cảng, công tác xác nhận tại cảng cá, chứng nhận tại Chi cục Thủy sản địa phương.  
- Kết quả triển khai và kết quả tổ chức lại bộ máy quản lý của Cảng cá tại 28 tỉnh ven biển đảm bảo đủ năng lực kiểm soát tàu cá ra vào cảng, thu nhật ký khai thác, báo cáo khai thác thủy sản về xác nhận, nguồn gốc nguyên liệu. 
- Kết quả triển khai công tác kiểm soát nguyên liệu tại các cảng cá chỉ định cho tàu 15m cập cảng, các cảng cá chỉ định đủ điều kiện thực hiện xác nhận nguồn gốc thủy sản từ khai thác, kiểm soát sản lượng cập bến. 
* Một số vấn đề khác như: Hợp tác quốc tế về IUU trong ASEAN, thực hiện biện pháp quốc gia có cảng.  
b) Thời gian và địa điểm  
- Thời gian: Ngày 26-27/10/2022   
- Địa điểm: Phòng họp 103 A2, Trụ sở Tổng cục Thủy sản và Trung tâm Thông tin thủy sản.  
c) Thành phần          
- Đoàn Thanh tra IUU của Uỷ ban Châu Âu, và Phái đoàn EU tại Việt Nam.
- Phía Việt Nam: Bộ Quốc phòng, Bộ Ngoại giao, Bộ Công An, Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Lãnh đạo Tổng cục, Văn phòng Tổng cục, Vụ Kế hoạch Tài chính, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Vụ Khai thác thủy sản, Vụ Pháp chế Thanh tra, Cục Kiểm ngư, Trung tâm Thông tin Thuỷ sản, Vụ Bảo tồn và Phát triển nguồn lợi thủy sản, Tổ IUU).  
4. Làm việc với các địa phương  
a) Nội dung 
Tập trung kiểm tra: (i) Công tác kiểm soát tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài; (ii) Kiểm soát tàu cá ra vào cảng, tàu cá hoạt động trên biển, kiểm soát hoạt động khai thác IUU tại cảng cá; (iii) Kiểm tra thực hiện các quy định về: thực hiện lắp đặt thiết bị giám sát hành trình theo quy định của Điều 44 Nghị định 26/2019/NĐ-CP, công tác quản lý vận hành và xử lý dữ liệu tàu cá bị mất kết nối và ra ngoài vùng biển Việt Nam; (iv) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về: Đăng kí, cấp phép khai thác cho tàu cá; Lập danh sách tàu cá khai thác IUU, danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm khai thác IUU; Trách nhiệm của thuyền trưởng của tàu khai thác từ vùng lộng trở ra phải cập cảng chỉ định; Nhật kí khai thác và các quy định liên quan đến trách nhiệm báo cáo của các bên trong quản lý khai thác thủy sản; Đánh dấu tàu cá; Kiểm tra tàu cá và giám sát sản lượng thuỷ sản tại cảng cá…; (v) Kiểm tra công tác xác nhận, chứng nhận nguồn gốc hải sản khai thác cho các lô hàng đã xuất khẩu sang Châu Âu; (vi) Công tác quản lý cường lực khai thác của các đội tàu của địa phương phù hợp với hiện trạng nguồn lợi, đảm bảo phát triển nghề cá bền vững; (vii) Kiểm soát sản lượng cập bến trên địa bàn tỉnh; (viii) Làm việc với 01 đến 02 doanh nghiệp có lô hàng xuất đi Châu Âu để kiểm tra hồ sơ, qui trình xác nhận, chứng nhận nguyên liệu hải sản được khai thác tại vùng biển Việt Nam và nguyên liệu nhập khẩu.   
b) Thời gian: Từ ngày 20/10/2022-25/10/2022.
 c) Thành phần:   
- Đoàn Thanh tra IUU của Uỷ ban Châu Âu, và Phái đoàn EU tại Việt Nam.
- Phía Việt Nam: Cục Thú y, Cục Quản lý chất lượng nông sản và thủy sản, Tổng cục Thủy sản (Lãnh đạo Tổng cục, Vụ Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế, Vụ Khai thác thủy sản, Vụ Pháp chế Thanh tra, Cục Kiểm ngư, Thư ký tổ IUU).

                                                                                         Nguồn tin: Hoàng Linh

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây