Báo cáo kết quả triển khai nhiệm vụ chống khai thác IUU và chuẩn bị đón đoàn Thanh tra của Châu Âu

Thứ tư - 05/10/2022 21:12 271 0
Đoàn Kiểm tra của Sở NN & PTNT thực hiện kiểm tra thực thi pháp luật tại cảng cá và thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác Liên ngành ở cảng cá Quỳnh Phương
Đoàn Kiểm tra của Sở NN & PTNT thực hiện kiểm tra thực thi pháp luật tại cảng cá và thực hiện nhiệm vụ của Tổ công tác Liên ngành ở cảng cá Quỳnh Phương
Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An (Cơ quan thường trực Ban chỉ đạo tỉnh Nghệ An về IUU) báo cáo kết quả triển khai chống khai thác IUU và công tác chuẩn bị đón đoàn EC của tỉnh Nghệ An như sau:
1. Kết quả công tác chống khai thác IUU
1.1. Công tác quản lý tàu cá
- Công tác đăng ký tàu cá: Tổng số tàu cá toàn tỉnh là 3.418 tàu, trong đó tàu cá thuộc diện phải đăng ký (có chiều dài lớn nhất từ 6m trở lên) là 2.521 chiếc. Số tàu đã được cấp đăng ký 2.521 chiếc, bằng 100%.
- Công tác đăng kiểm tàu cá: số tàu còn hạn đăng kiểm là 1.220/1.707 chiếc thuộc diện phải đăng kiểm, đạt 71,49% số tàu ≥ 12m, đạt 100%  số tàu đang hoạt động khai thác.  
- Công tác đánh dấu tàu cá: Hiện tại công tác đánh dấu tàu cá tại các địa phương đã được thực hiện đảm bảo theo đúng quy định.
- Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm tàu cá: Tính đến ngày 30/9/2022 tổng số tàu cá đã cấp giấy chứng nhận ATTP là: 1.127/1.165 chiếc, đạt 96,74%  
- Cấp giấy phép khai thác: số tàu đã cấp phép đang còn hạn là 2.155/2.521 tàu thuộc diện phải cấp phép, đạt 85,48%.   
- Cập nhật dữ liệu tàu cá trên VN-Fishbase: đã cập nhật lên phần mềm đạt 100% tổng số tàu cá đã đăng ký.
* Kết quả lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá
- Tính đến ngày 30/9/2022, tỉnh Nghệ An có 1.132/1.165 tàu cá đã lắp đặt thiết bị GSHT, đạt tỷ lệ 97,17%. Tuy nhiên trên Hệ thống Giám sát tàu cá, số lượng tàu cá đã lắp đặt VMS của tỉnh Nghệ An là 1.081 chiếc, đạt 92,79%.
- Số tàu cá chưa thực hiện việc lắp đặt VMS: 33 chiếc, chiếm tỷ lệ 2,83%;  
* Về theo dõi, kiểm tra, kiểm soát hoạt động tàu cá thông qua VMS
- Công tác tổ chức trực theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá: Công tác tổ chức trực theo dõi, giám sát hoạt động tàu cá được thực hiện thường xuyên tại Trạm Bờ đặt tại Chi cục Thủy sản.  
- Kết quả theo dõi, xử lý:
+ Số liệu tàu cá mất kết nối VMS trên biển:
Tổng số tàu cá mất kết nối VMS trên biển trong 9 tháng đầu năm 2022: 8.403 lượt tàu. Nguyên nhân: Thiết bị VMS bị hỏng, hoạt động chập chờn; nguồn điện cung cấp cho thiết bị VMS hoạt động bị hỏng, một số tàu cá khi gặp thời tiết xấu trên biển nên chủ tàu ngắt hệ thống điện để đảm bảo an toàn, chống cháy nổ...
+  Số liệu tàu cá vượt qua đường ranh giới cho phép trên biển:
Tổng số tàu cá vượt qua đường ranh giới cho phép trên biển 9 tháng đầu năm 2022: 218 lượt tàu. Nguyên nhân: Do ngư trường khai thác xa nên các tàu cá chạy tắt qua đường ranh giới để tiết kiệm nhiên liệu, một số tàu cá bị hỏng thiết bị định vị, hỏng máy thả trôi tàu nên bị trôi dạt qua đường ranh giới cho phép trên biển...
Đối với các tàu cá mất kết nối VMS và vượt qua đường ranh giới cho phép trên biển Chi cục Thủy sản đã nhắc nhở, yêu cầu các tàu cá kiểm tra lại thiết bị, duy trì hoạt động VMS 24/24 từ khi rời cảng đến khi cập cảng; không vi phạm vùng biển nước ngoài và chấp hành các quy định khác về hoạt động khai thác hải sản.
+ Số liệu tàu mất tín hiệu VMS quá 10 ngày trên biển:
Tổng số tàu cá mất kết nối VMS quá 10 ngày trên biển 9 tháng đầu năm 2022 là: 224 lượt tàu. Nguyên nhân: Thiết bị VMS bị hỏng, hệ thống điện cung cấp cho thiết bị VMS hoạt động bị hỏng, tàu về cảng kết thúc chuyến biển nên chủ tàu tắt nguồn thiết bị, hết hạn cước thuê bao....
Số tàu cá mất kết nối VMS quá 10 ngày đã xử lý: 200/224 lượt tàu, chưa xử lý: 24 lượt tàu.  
Biện pháp khắc phục và hình thức xử lý đối với các tàu cá mất kết nối VMS quá 10 ngày trên biển: Bước đầu, các cơ quan, đơn vị đã có những biện pháp xử lý: (i) Lập biên bản nhắc nhở; yêu cầu chủ tàu khắc phục, cam kết duy trì hoạt động VMS theo đúng quy định và chấp hành các quy định khác về hoạt động khai thác hải sản; (ii) Yêu cầu cảng cá không cho tàu cá bốc dỡ thủy sản, xuất lạch khi chưa có biên bản giải trình, làm rõ lý do mất kết nối, chưa nạp cước thuê bao duy trì hoạt động VMS theo quy định; (iii) Yêu cầu các đơn vị cung cấp VMS kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị VMS để làm rõ nguyên nhân tàu cá mất kết nối.  
1.2. Về kiểm tra, giám sát tàu cá và sản lượng bốc dỡ qua cảng
- Kết quả thực hiện kiểm tra, giám sát tại cảng cá:
+ Số lượt tàu thông báo cập cảng 9 tháng đầu năm 2022 là 2.253 lượt; số lượt tàu được giám sát là 2.160 lượt với sản lượng được giám sát là 3.319,46 tấn; tỷ lệ sản lượng đã giám sát/sản lượng khai thác địa phương là 3.319,46 /149.317 (đạt tỷ lệ 2,22%).
+ Đến nay, ngư dân đã chủ động ghi nhật ký khai thác và nộp cho cảng cá khá kịp thời, tuy nhiên chất lượng nhật ký khai thác chưa cao (ghi số mẻ khai thác ít, số lượng không chính xác, thiếu thông tin,...). Cảng cá đã tiếp nhận và kiểm tra các thông tin trong nhật ký khai thác, đảm bảo nhật ký khai thác đầy đủ theo đúng quy định. Trong tháng 9 tháng đầu năm 2022 đã thu được 2.246 nhật ký KTTS.
- Công tác tổ chức kiểm tra, xử phạt VPHC của văn phòng IUU tại cảng:
Hiện có 04 Tổ công tác Liên ngành được bố trí tại 04 cảng cá, mỗi tổ có 5-7 người gồm các lực lượng: Chi cục Thủy sản, Bộ đội Biên phòng, Cảng cá. Các Tổ công tác Liên ngành thực hiện nhiệm vụ theo Kế hoạch Thanh tra, kiểm soát nghề cá do UBND tỉnh ban hành, Thông tư số 21/2018/ TT-BNNPTNT, TT01/2022/TT-BNNPTNT.
* Kết quả kiểm tra của các Tổ:
+ 9 tháng đầu năm 2022 đã kiểm tra 1.529 lượt tàu rời cảng. Kiểm tra 1.538 lượt tàu cá cập cảng với tổng sản lượng thủy sản bốc dỡ qua cảng cá là 2.863,61 tấn.
 * Về xử phạt: Đối với các tàu cá mất kết nối GSHT, sau khi có Thông báo của Chi cục Thủy sản, các Tổ công tác Liên ngành đã phối hợp với Đồn Biên phòng, Chính quyền địa phương làm việc với các chủ tàu cá để xác định nguyên nhân và có biện pháp nhắc nhở và cam kết không tái phạm.
1.3. Về xác nhận, chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác
Đến nay, Cảng cá và Chi cục Thủy sản chưa nhận được hồ sơ của các tổ chức, cá nhân nào yêu cầu biên nhận, cấp giấy xác nhận nguồn gốc nguyên liệu thuỷ sản, chứng nhận nguồn gốc nguyên liệu thủy sản.
1.4. Về thực thi pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm
- Công tác tổ chức thực hiện: Việc thực thi pháp luật, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực khai thác thủy sản được thực hiện chủ yếu bởi Sở Nông nghiệp và PTNT (trực tiếp là Chi cục Thủy sản) và Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Nghệ An.
Tại Chi cục Thủy sản, phòng Thanh tra, pháp chế và 03 Trạm Thủy sản là bộ phận trực tiếp chủ trì thực hiện chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra chuyên ngành thủy sản. Số lượng cán bộ, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành, Kiểm ngư: 17 người . (Trong đó 02 tàu công vụ bố trí 11 người)
Để thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, Chi cục Thủy sản Nghệ An được trang bị 02 tàu Kiểm ngư: KN-688-NA (công suất 1.100cv, mới được điều chuyển từ Chi cục Kiểm ngư Vùng I thuộc Cục Kiểm ngư), VN-93967-KN (công suất 580cv); Tuy nhiên, do tàu KN-688-NA đã được đưa vào sử dụng lâu năm nên phải đại tu, sửa chữa trước khi đưa vào hoạt động.  
- Lập danh sách tàu cá vi phạm IUU; danh sách tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU: định kỳ hàng tuần, hàng tháng lập thống kê, lập danh sách tàu cá vi phạm IUU, tàu cá có nguy cơ cao vi phạm IUU gửi Tổng cục Thủy sản và Sở Nông nghiệp & PTNT 28 tỉnh, thành phố ven biển.
- Kết quả ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá Việt Nam vi phạm khai thác hải sản ở vùng biển nước ngoài:
Trong 9 tháng đầu năm 2022, toàn tỉnh có 83 lượt/79 tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài. Trong đó có 4 tàu vi phạm 2 lần. Hiện đã xử lý VPHC 07 tàu với số tiền 175 triệu đồng. Các trường hợp còn lại Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh đang phối hợp điều tra, xác minh làm rõ để xử lý theo quy định của pháp luật.
- Kết quả xử lý đối với các vi phạm về khai thác IUU 9 tháng đầu năm 2022:
+ Chi cục Thủy sản đã thành lập 15 Đoàn thực hiện tuần tra, kiểm soát trên biển 116 ngày, kiểm tra 1.210 lượt phương tiện. Qua kiểm tra phát hiện và xử lý xử lý 62 vụ/62 đối tượng/61 phương tiện, xử phạt vi phạm hành chính với số tiền: 211,3 triệu đồng. Tịch thu 3 bộ kích điện, 15m dây điện.
+ Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT; Chi cục Thủy sản; cấp ủy, chính quyền địa phương các huyện, thị ven biển và các lực lượng triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp khắc phục cảnh báo của EC về khai thác IUU, kết quả xử lý vi phạm về lĩnh vực thủy sản 60 vụ/89 đối tượng/85 phương tiện, xử phạt VPHC: 596,6 triệu.  
2. Công tác chuẩn bị đón và làm việc với Đoàn Thanh tra EC.
Thực hiện hướng dẫn công tác chuẩn bị đón Đoàn Thanh tra EC, Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh thực hiện một số nhiệm vụ:
- Ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU, khắc phục các tồn tại, hạn chế: Sở Nông nghiệp và PTNT đã tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản chỉ đạo các đơn vị thực hiện.
- Xây dựng Kế hoạch đón, tiếp và làm việc với Đoàn Thanh tra EC về chống khai thác hải sản IUU tại Nghệ An: Sở Nông nghiệp và PTNT đã xây dựng và trình UBND tỉnh phê duyệt (CV số 3523/SNN-TS ngày 03/10/2022).
- Tham mưu UBND tỉnh báo cáo kết quả thực hiện chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định tại Nghệ An: hiện Chi cục Thủy sản đã có văn bản đề nghị BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh và UBND các huyện thị ven biển cung cấp số liệu để tổng hợp (hạn 6/10/2022)
- Tổ chức đoàn kiểm tra công tác chống khai thác IUU: đang thực hiện.
* Một số nhiệm vụ khác đang thực hiện
- Tổ chức trực Trạm bờ để theo dõi tàu cá khai thác (24/24): hiện Chi cục Thủy sản đang trình xin kinh phí để thực hiện nhiệm vụ trực Trạm bờ 24/24
- Rà soát các tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình: Đã tổ chức làm việc với các chủ tàu cá tại 4 huyện/thị xã (Hoàng Mai, huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc và Cửa Lò); riêng huyện các xã tại huyện Diễn Châu xin lùi thời gian làm việc do tập trung phòng chống lụt bão.
3. Tồn tại và nguyên nhân 
3.1 Tồn tại, hạn chế
- Chưa hoàn thành việc lắp đặt thiết bị VMS theo quy định tại Nghị định số 26/2019/NĐ-CP của Chính phủ.
- Vẫn còn tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị VMS, đặc biệt là tàu cá mất kết nối trên 10 ngày vẫn xảy ra nhưng công tác xử lý chưa mạnh, chủ yếu nhắc nhở.
- Một số thuyền trưởng chưa nghiêm túc trong việc thông báo trước khi cập/rời cảng; ghi nhật ký khai thác thủy sản, vẫn còn một số nhật ký khai thác ghi sai sót, thiếu thông tin.
- Tình trạng vi phạm trong hoạt động khai thác thủy sản vẫn còn diễn ra như: Tàng trữ công cụ kích điện để khai thác thủy sản, khai thác sai vùng, không mang giấy tờ tùy thân khi tham gia khai thác thủy sản,...
- Việc cập cảng cá chỉ định để bốc dỡ sản lượng chưa được các chủ tàu, thuyền trưởng thực hiện nghiêm túc.  
3.2 Nguyên nhân:
- Thiết bị Movimar đã cũ nên thường xuyên xảy ra hư hỏng; do không có linh kiện để thay thế, sửa chữa nên các thiết bị này không thể hoạt động. Bên cạnh đó, có một số ngư dân không nạp cước phí thuê bao nên bị cắt dịch vụ duy trì tín hiệu; ngoài ra, một số ngư dân tuy đã nạp cước phí để duy trì dịch vụ nhưng đơn vị cung cấp hoàn trả do không đảm bảo việc duy trì tín hiệu cho thiết bị giám sát.
- Ý thức của chủ tàu cá, thuyền trưởng còn hạn chế trong việc lắp đặt thiết bị VMS cũng như vận hành, bảo đảm thiết bị bật, phát tín hiệu khi tàu cá hoạt động trên biển theo quy định của pháp luật. Khai thác hải sản không hiệu quả do chi phí nhiên liệu tăng cao, nhiều tàu nằm bờ, chờ bán, giải bản; giá hải sản không tăng ảnh hưởng đến hoạt động khai thác thủy sản, một số tàu không đủ kinh phí để lắp đặt cũng như duy trì hoạt động của thiết bị GSHT.
- Một số chủ tàu, thuyền trưởng chấp hành chưa nghiêm túc các quy định, đặc biệt là khai thác sai vùng, mất kết nối VMS, thông báo tàu cá rời cảng/cập cảng trước 01 giờ; Lực lượng thực thi pháp luật chưa cương quyết xử lý các hành vi vi phạm về IUU, công tác tuần tra trên biển chưa thường xuyên, liên tục.
- Tại một số địa phương, số lượng tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên khai thác tại vùng khơi nhưng không có cảng cá chỉ định nên ngư dân thường cấp bến cá tự phát để bốc dỡ hàng hóa, sản phẩm thủy sản, không đưa tàu vào cập cảng cá chỉ định nên việc kiểm soát, giám sát sản lượng từ khai thác còn gặp khó khăn.
- Thiếu căn cứ khoa học để xác định chính xác nguyên nhân thiết bị GSHT mất kết nối trên biển, do đó không xác định được tàu cá khai thác sai vùng hay chỉ neo đậu và thả trôi.
- Ý thức của chủ tàu cá, thuyền trưởng còn hạn chế; trình độ còn thấp nên khó khăn trong việc ghi nhật ký khai thác...   
4. Kiến nghị
- UBND tỉnh bổ sung nguồn lực (nhân sự, kinh phí) để thực hiện công tác kiểm tra kiểm soát tàu cá tại các Tổ công tác Liên ngành; tuần tra kiểm soát trên biển.
- UBND các huyện chỉ đạo các xã tăng cường tuyên truyền cho ngư dân nắm rõ các quy định của Nhà nước trong khai thác, đặc biệt là các hành vi khai thác IUU.

                                                                                                Nguồn tin: Nguyễn Văn Trung
 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Hôm nay2,017
  • Tháng hiện tại23,973
  • Tổng lượt truy cập1,836,855
Tin nóng
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây