1. Tình hình chung.
- Đoàn công tác đi học tập kinh nghiệm quản lý, vận hành cảng cá, truy xuất nguồn gốc thuỷ sản từ khai thác, giám sát sản lượng qua cảng có 20 đồng chí, gồm: Lãnh đạo Sở và Phòng Kế hoạch – Tài chính Sở Nông nghiệp & PTNT (02 đồng chí), Lãnh đạo, cán bộ của Ban quản lý cảng cá (07 đồng chí), Lãnh đạo Chi cục Thuỷ sản và Kiểm ngư (01 đồng chí), Lãnh đạo, cán bộ các huyện, thị xã (03 đồng chí), Lãnh đạo, cán bộ biên phòng (03 đồng chí) và lực lượng tham gia Tổ công tác Liên ngành (04 đồng chí). Đoàn do đồng chí Trần Xuân Học – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT làm Trưởng đoàn.
- Thời gian đi học tập kinh nghiệm 05 ngày, từ ngày 28/7 đến 01/8/2024.
- Địa điểm đi học tập ở 02 tỉnh Khánh Hoà và Bình Định.
2. Kết quả học tập kinh nghiệm quản lý.
2.1. Kết quả làm việc tại tỉnh Khánh Hoà.
Ngày 29/7/2024 đoàn công tác làm việc tại Cảng cá Hòn Rớ là 01/05 Cảng cá lớn của tỉnh Khánh Hoà:
a. Về thành phần làm việc tại tỉnh Khánh Hoà có ông: (1) Lê Văn Hoan – Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT; (2) Nguyễn Văn Dũng – Giám đốc Trung tâm quản lý khai thác các công trình thuỷ sản; (3) Nguyễn Văn Ba – Cảng trưởng Cảng cá Hòn Rớ và nhiều cán bộ, nhân viên phòng nghiệp vụ của Cảng cá Hòn Rớ.
b. Tổng thể chung: Cảng cá Hòn Rờ được đầu tư xây dựng vào năm 2001 và nâng cấp năm 2014; Hằng năm, có khoảng 15.000 lượt tàu vào cập cảng bốc dỡ và tiếp nhận vật tư nghề cá; Tổng sản lượng thuỷ sản qua cảng bình quân 20.000 tấn/năm.
- Số lượng CBCNV 25 người: Cán bộ quản lý 3 người; Cán bộ kỹ thuật: 10 người; Lao động khác: 12 người.
- Cảng cá Hòn Rớ có diện tích khu đất cảng 24.524 m2 và vùng nước cảng 73.499 m2 phục vụ cho việc quay trở và neo đậu tàu; Các công trình được xây dựng trên vùng đất cảng như sau:
+ Nhà điều hành 167 m2.
+ Nhà chợ thủy sản Nam Trung Bộ chia làm 3 khu A, B, C tổng diện tích 3.781m2 phục vụ mục đích cho thuê để thu mua, phân loại hàng thủy sản.
+ Cầu cảng chính dài 420m (trong đó có 160m khu tập kết ngư cụ phía thượng lưu và hạ lưu) là nơi tàu cập cảng bốc dỡ hàng hóa thủy sản và tiếp nhận vật tư nghề cá.
+ Khu sửa chữa ngư lưới cụ 690m2 dành riêng cho bà con ngư dân sửa chữa ngư lưới cụ. Có thu tiền dịch vụ sử dụng mặt bằng.
+ Dãy nhà kho 781m2 dùng cho các tổ chức cá nhân thuê chứa dụng cụ thu mua nguyên liệu thủy sản.
+ Nhà phân loại 900m2 là nơi phân loại sơ chế rửa nguyên liệu thủy sản và bảo quản, bốc dỡ nguyên liệu vận chuyển đi nơi khác.
+ Ngoài ra, có các công trình phục vụ dịch vụ hậu cần nghề cá: Hệ thống điện có trạm biến áp; bể chứa nước sạch 200m3; đài cấp nước 20m3; xưởng nước đá công suất 2.400cây/ngày, trạm cấp xăng dầu có kho chứa 50m3; hệ thống xử lý nước thải 120m3/ngày; thiết bị bốc dỡ, vận chuyển gồm 01 xe cẩu 3 tấn, 01 xe nâng 2,5 tấn, trạm cân điện tử 60 tấn.
+ Cửa hàng xăng dầu cung cấp nhiên liệu cho tàu thuyền và phương tiện ra vào cảng.
- Kết quả, kiểm soát tàu cá rời, cập cảng, giám sát sản lượng qua cảng và cấp SC
+ Năm 2023: Tổng số tàu cập, rời cảng là 7.487 lượt, trong đó rời cảng: 3.788 lượt, cập cảng 3.699 lượt, thu giữ Nhật ký khai thác 3.666 tờ, sản lượng giám sát được: 18.264 tấn; cấp SC: 270 bộ, gồm 2.908 lượt tàu và 7.977 tấn.
+ 6 tháng đầu năm 2024: Tổng số tàu cập, rời cảng là 4.463 lượt, trong đó rời cảng: 2.335 lượt, cập cảng 2.128 lượt, thu giữ Nhật ký khai thác 2.045 tờ, sản lượng giám sát được: 8.345,7 tấn; cấp SC: 156 bộ, gồm 1.749 lượt tàu và 4.739,5 tấn.
- Kết quả triển khai phần mền truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT)
Tính từ ngày triển khai (25/2/2024 đến ngày 27/07/2024): xuất cảng 1.905/2.124 lượt (đạt 89,68%); Cập cảng: 1.523/2.043 (đạt 74,54%); cấp giấy biên nhận 281 giấy; xác nhận SC: 05 phiếu.
c. Các nôi dung trao đổi tìm hiểu tại Cảng cá Hòn Rớ và ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa.
Sau khi thăm, tìm hiểu cụ thể tại cảng, chia sẻ kinh nghiệm 2 tỉnh; đoàn công tác đã tổ chức trao đổi, nắm bắt thực tế các hoạt động:
- Quản lý hoạt động của Cảng cá Hòn Rớ.
- Hoạt động của Văn phòng thanh tra kiểm tra, kiểm soát tàu cá (Văn phòng IUU): Công tác phối kế hợp giữa Cảng cá, Chi cục Thủy sản, Chính quyền địa phương
- Xử lý tàu cá mất kết nối VMS trên biển, trên bờ.
- Xử lý tàu cá không cập cảng cá chỉ định theo quy định hiện hành.
- Công tác giám sát sản lượng tại các cảng cá, bến cá tư nhân, bến cá tự phát.
2.2. Kết quả làm việc tỉnh Bình Định
Sau khi kết thúc làm việc tại tỉnh Khánh Hòa, từ ngày 30-31/7/2024 đoàn làm việc tại tỉnh Bình Định với thành phần: Sở Nông nghiệp & PTNT, Ban quản lý cảng cá Quy Nhơn và tham quan mô hình, quản lý ở Cảng cá Tam Quan. Cụ thể như sau:
- Về thành phần làm việc cùng đoàn công tác của tỉnh Nghệ An gồm: Đại diện Lãnh đạo Sở Nông Nghiệp và PNTN; đại diện Lãnh đạo, cán bộ của Ban quản lý cảng cá Quy Nhơn, Tam Quan; đại diện Lực lượng biên phòng, Chi cục Thuỷ sản, Văn phòng kiểm tra kiểm soát nghề cá.
- Về cơ cấu tổ chức của 02 Ban quản lý cảng cá: Ban quản lý Cảng cá Quy Nhơn trực thuộc Sở Nông nghiệp & PTNT Bình Định quản lý; Ban quản lý Cảng cá Tam quan thuộc UBND Thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định quản lý; cả 02 Ban quản lý đều hoạt động cơ chế hoàn toàn tự chủ; Số lượng cán bộ, công nhân viên của 02 cảng được bố trí từ 60 - 80 người.
- Về nội dung đoàn trao đổi học tập kinh nghiệm ở 02 cảng cá của tỉnh Bình định gồm: Quản lý hoạt động của Cảng cá; Hoạt động của Văn phòng thanh tra kiểm tra, kiểm soát tàu cá (Văn phòng IUU): Công tác phối kết hợp giữa Cảng cá, Chi cục Thủy sản, Chính quyền địa phương; Xử lý tàu cá mất kết nối VMS trên biển, trên bờ.; Xử lý tàu cá không cập cảng cá chỉ định theo quy định hiện hành; Công tác giám sát sản lượng tại các cảng cá, bến cá tư nhân, bến cá tự phát.
a. Tại Cảng cá Quy Nhơn
+ Năm 2023: Tổng số tàu cập, rời cảng là 7.754 lượt, trong đó rời cảng: 3.890 lượt, cập cảng 3.864 lượt, thu giữ 3.864 nhật ký khai thác, sản lượng giám sát được: 31.389 tấn; cấp SC: 464 bộ, gồm 2.768 lượt tàu và 13.910 tấn.
+ 6 tháng đầu năm 2024: Tổng số tàu cập, rời cảng là 5.083 lượt, trong đó rời cảng: 2.585 lượt, cập cảng 2.499 lượt, thu giữ Nhật ký khai thác 2.499 tờ, sản lượng giám sát được: 26.825 tấn; cấp SC: 104 bộ, gồm 829 lượt tàu và 3.802 tấn.
+ Kết quả triển khai phần mền truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT): Tính từ ngày triển khai (25/2/2024 đến ngày 27/07/2024): xuất cảng 1.893/2.585 lượt (đạt 73,23%); Cập cảng: 2.017/2.499 (đạt 80,71%); cấp giấy biên nhận 382 giấy; xác nhận SC: 75 phiếu.
b. Tại Cảng cá Tam Quan.
Cảng cá Tam Quan ngoài hoạt động quản lý cảng cá còn thực hiện nhiệm vụ tổ chức thực hiện dịch vụ môi trường, trồng cây xanh với số lượng cán bộ công nhân viên lao động có 80 người, được bố trí nhiệm vụ rất linh hoạt. Ngoài kết quả giám sát tàu cá cập rời cảng, giám sát sản lượng qua cảng cũng đạt kết quả cao như cảng cá Hòn Rớ - Khánh Hòa. Nổi bật ở cảng cá Tam quan là đã tổ chức được cho các tàu cá thực hiện Nhật ký khai thác điện tử trên các phần mềm mà cảng cá đã phối hợp với các nhà cung cấp để cho ngư dân thực hiện và nâng cao được hiệu quả quản lý, giảm bớt những khó khăn cho ngư dân trong việc ghi, chép nhật ký khai thác.
3. Một số kinh nghiệm sau chuyến tham quan học tập.
- Nghiên cứu kiện toàn Tổ công tác Kiểm tra, kiểm soát nghề cá tại các cảng cá; đặt biệt là tăng cường lực lượng có chức năng kiểm tra, xử lý đối với các chủ tàu, thuyền trưởng có dấu hiên vi phạm và không chấp hành các quy định trong việc thực hiện chống khai thác IUU theo mô hình giao cho cơ quan quản lý nhà nước là đầu mối quản lý, chỉ đạo.
- Đề nghị Sở Nông nghiệp & PTNT: (i) Chỉ đạo, bố trí kinh phí thực hiện Nhật ký khai thác điện tử nhằm thực hiện truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác SC một cách khách quan, minh bạch cho cảng cá phục vụ cho xuất khẩu thủy sản; (ii) Bố trí kinh phí, nhân lực đủ lớn để các đơn vị chuyên môn thuộc Sở trong thực hiện nhiệm vụ chống khai thác IUU.
Một số hình ảnh của đoàn công tác: